GIỚI THIỆU

Về trường Đại học Thành Đô

Trường Đại học Thành Đô được thành lập ngày 27.05.2009 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô – ngôi trường tư thục đầu tiên đào tạo bậc đại học của Việt Nam, được thành lập ngày 30.11.2004. Trường đào tạo theo định hướng ứng dụng, với các nhóm ngành: Công nghệ; Kinh tế – Xã hội; Sức khỏe.

Trường nằm trong Top các trường đại học tư thục hàng đầu của ASEAN (Applied Higher Education); là cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng Quốc gia; đạt Ba sao về chất lượng đào tạo theo định hướng ứng dụng trong bảng xếp hạng các trường đại học Asean (UPM); nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về những thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển.

Về Quỹ Học bổng sau Tiến sĩ Ngô Xuân Độ

Quỹ tài trợ cho các nhà khoa học có học vị tiến sĩ với những đề tài nghiên cứu phù hợp, ưu tiên các lĩnh vực chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, đổi mới giáo dục và phát triển bền vững. Đặc biệt, Quỹ khuyến khích cả các công trình có định hướng khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, hướng tới tạo ra các ấn phẩm học thuật chất lượng cao và sản phẩm ứng dụng có giá trị thực tiễn.

Quỹ Học bổng sau Tiến sĩ Ngô Xuân Độ (Ngo Xuan Do postdoc Fellowship Foundation) của Trường Đại học Thành Đô được thành lập nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức. Đây là sự tri ân sâu sắc những đóng góp của Nhà giáo Nhân dân Ngô Xuân Độ, người sáng lập trường, đồng thời hướng tới thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ.

Đối tượng và phạm vi áp dụng

Học bổng dành cho các nhà khoa học có học vị tiến sĩ đang công tác tại Trường Đại học Thành Đô hoặc các cơ sở giáo dục, nghiên cứu trong và ngoài nước, bao gồm cả cán bộ cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. Các đề tài nghiên cứu phải phù hợp với mã ngành đào tạo của trường hoặc các lĩnh vực ưu tiên như chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, đổi mới giáo dục và các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc.

Loại hình kết quả nghiên cứu

Học bổng hỗ trợ hai loại hình kết quả chính:

  • Nghiên cứu khoa học cơ bản: Bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín được chỉ mục WOS, Scopus hoặc hội đồng giáo sư công nhận; bài báo hội thảo quốc tế có phản biện; sách chuyên khảo có ISBN và chỉ mục quốc tế (Quỹ khuyến khích công bố kết quả khoa học mở Open Access và hỗ trợ phí xuất bản.)
  • Nghiên cứu ứng dụng: Phát minh, sáng chế được công nhận; sách giáo trình, khung chương trình đào tạo, phần mềm, và các sản phẩm ứng dụng khác được Hội đồng xét duyệt đánh giá và công nhận

Định mức tài trợ và thời gian thực hiện

  • Mức tài trợ trực tiếp cho nhà khoa học từ 50 triệu đến 500 triệu đồng tùy dự án
  • Các khoản chi phí khác như xuất bản, đi lại, thiết bị, vật liệu… không vượt quá 50% tổng kinh phí trực tiếp.
  • Thời gian thực hiện từ 12 đến 36 tháng, có thể gia hạn tối đa 12 tháng.
  • Nếu kết quả không đạt theo cam kết, hợp đồng sẽ được thanh lý, kinh phí được thanh toán theo kết quả thực tế.

Phương thức đánh giá và xét duyệt

  • Hồ sơ được đánh giá qua hai bước: đánh giá độc lập bởi ít nhất hai chuyên gia uy tín và đánh giá của Hội đồng xét duyệt.
  • Hội đồng đánh giá họp định kỳ hàng quý để phê duyệt hồ sơ và nghiệm thu kết quả.
  • Hội đồng gồm đại diện Ban Giám hiệu, đơn vị điều hành Quỹ, bộ phận kế toán và các nhà khoa học mời tham gia.

Tiêu chí xét duyệt, nghiệm thu và thanh lý

  • Xét duyệt dựa trên năng lực chuyên môn, mạng lưới hợp tác, tính mới, tính ứng dụng và phù hợp chủ đề nghiên cứu với mục tiêu Quỹ, tính khả thi, và dự toán kinh phí hợp lý.
  • Ưu tiên tiếp tục tài trợ nhà khoa học có kết quả vượt trội.
  • Nghiệm thu dựa trên số lượng, chất lượng kết quả so với đề xuất, và yêu cầu ghi lời cảm ơn, ghi danh đơn vị, in logo theo quy định.
  • Thanh lý hợp đồng nếu không đạt yêu cầu về kết quả hoặc không tuân thủ quy định ghi nhận tài trợ.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Hướng dẫn nộp hồ sơ
  • Hội đồng xét duyệt do Trường Đại học Thành Đô thành lập, gửi hồ sơ cho chuyên gia đánh giá độc lập, họp phê duyệt học bổng hàng quý.
  • Nhà khoa học ký hợp đồng tài trợ.
  • Trong quá trình thực hiện, nhà khoa học gửi báo cáo giữa kỳ, trình bày kết quả tại hội thảo/seminar Quỹ.
  • Kết thúc, nhà khoa học gửi báo cáo tổng kết hoặc xin gia hạn; Hội đồng nghiệm thu tổ chức đánh giá, họp nghiệm thu hoặc thanh lý hợp đồng.
  • Nhà khoa học ký nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.

Hội đồng khoa học

TS. Nguyễn Thúy Vân

Phó hiệu trưởng Trường Đại Học Thành Đô

TS. Phạm Hùng Hiệp

Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và Chuyển giao tri thức - ĐH Thành Đô

PGS. TS. Phan Thị Thanh Thảo

Hiệu trưởng trường Đại học Thành Đô